Đảo Cù Lao Chàm khu dự trữ sinh quyến thế giới được Unesco công nhận năm 2009

Hàn Quốc, vào ngày 26/5/2009 tại đảo Jeju. Ủy ban Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO đã công nhận đảo Cù Lao Chàm – Hội An là khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới.

Đảo Cù Lao Chàm được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009

Đảo Cù Lao Chàm được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009

Cù Lao Chàm là một nhóm đảo rất nổi tiếng của đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km di chuyển bằng ca nô cao tốc. Cù Lao Chàm bao gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Chỉ duy nhất có Hòn Lao là có cư dân sinh sống bằng nghề đánh cá và hoạt động du lịch

Theo các bản đồ cổ “phương Tây”, Cù Lao Chàm là một di tích lịch sử văn hóa đã có từ rất xa xưa, liên quan đến sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An, đảo Cù Lao Chàm với tên gọi là “Champello” với nguồn gốc từ từ “Pulau Champa” của miền Nam Ấn Độ. Hiện tại trên đảo còn rất nhiều di tích vẫn còn nguyên vẹn của văn hoá Champa, văn hoá Sa Huỳnh. Các kiến trúc và di tích của người champa vẫn tồn tại cho đến bây giờ phải kể đến Giếng cổ Champa của vài trăm năm trước.

Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm nằm ở cuối sông Thu Bồn, thành phố Hội An, thừa hưởng hệ sinh thái đa dạng như bãi sậy, cồn cát, rừng ngập mặn, rừng dừa nước, thảm cỏ biển cùng các rạn san hô, rong biển, rừng tự nhiên trên đảo. Các hệ sinh thái này phân bố dọc theo các nhánh sông đổ ra biển và bao vọc quanh thành phố, tạo cho Hội An nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh thái dồi dào.

Khu dự trữ sinh quyển đảo Cù Lao Chàm – Hội An có tổng diện tích lên đến 33.146 ha, dân số khoảng 84.000 người, được chia thành 03 khu vực chình với các chức năng khác nhau

Hiện nay khu dụ trữ sinh quyển du lịch Cù Lao Chàm phát triển mô hình du lịch cộng đồng đã đi vào thực hiện: Mô hình này được thí điểm tại Bãi Làng Bãi Hương vào năm 2009. Tập trung vào các hộ gia đình bản xứ, nhằm phát triển du lịch do cộng đồng, ngư dân địa phương là chủ đạo. Với phương châm: Góp phần quan trọng trong việc cải thiện kinh tế gia đình tại địa phương, phát huy với các hoạt động dịch vụ du lịch như: homestay, ăn uống, tham quan, du lịch và nghĩ ngơi tại khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm