Làng lụa Mã Châu Duy Xuyên – Tự Hào Sản Phẩm Hồi Sinh Vươn Tầm Thế Giới

Làng lụa Mã Châu, là một làng nghề dệt lụa, trồng dâu nuôi tằm có niên đại khoảng hơn 600 ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Lụa tơ tằm Mã Châu rất đẹp, tinh tế ở sự phối màu và hoa văn độc đáo.

Duy Xuyên, Quảng Nam nằm dọc trên các Sông Thu Bồn, Vu Gia, Bà Rén. Một lượng lớn phù sa màu mở do ba con sông bồi đắp, tạo điều kiện cho nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển tốt và thuận lợi. Lụa Mã Châu được dệt từ những chiếc kén ươm từ lá dâu tằm được trồng ở đây, cộng với sự khéo léo, chăm chút và tỉ mỉ của người thợ nên rất đẹp và bền.

Làng nghề truyền thống Lụa Mã Châu Duy Xuyên (Ảnh: sưu tầm)

1. Làng nghề dệt vãi tơ lụa Mã Châu

Lụa Mã Châu trước đây là sản vật được chọn may trang phục cho vua, hoàng hậu, công tần mỹ nữ và quan lại trong triều. Sau này do sự bành trướng của lụa tổng hợp đã làm cho Lụa truyền thống Mã Châu trở nên mờ nhạt dần đi, do giá cả không thể cạnh tranh nỗi. Việc làm ra một sản phẩm lụa dệt truyền thống đòi hỏi trải qua một quy trình vất vả mà trái lại giá thành không bù nỗi chi phí và nhân công.

Thiếu nữ làng lụa Mã Châu phơi nhuộm vải bên sông (Ảnh: sưu tầm)

Nhưng không vì thế mà Lụa Mã Châu lại bị lãng quên, chính sự yêu nghề, không cam tâm để nghề dệt lụa bao đời gầy dựng chết dần, chết mòn. Sự nhiệt huyết cộng với lòng đam mê cháy bỏng nghề dệt lụa, trồng dâu, nuôi tằm đã thôi thúc người Duy Xuyên phục dựng lại làng nghề lụa Mã Châu, được hồi sinh một cách thần kì, mang tiếng tăm sản phẩm vươn xa ra thế giới

2. Công đoạn làm ra sản phẩm lụa Mã Châu?

Để có những thước lụa mềm mại, quyến rũ và tạo ra những bộ trang phục sáng bóng, sang trọng, người thợ phải toàn tâm toàn ý với các công đoạn: ươm tơ – dệt lụa – tẩy và nhuộm, nhằm mang đến cho du khách những sản phẩm hoàn hảo nhất. Hãy cùng tour du lịch Cù Lao Chàm tìm hiểu quy trình làm ra sản phẩm lụa Mã Châu khó khăn, vất vả như thế nào!

2.1 Nuôi Tằm

Công đoạn nuôi tằm là quan trọng nhất sản xuất ra tơ lụa. Mùa xuân và mùa thu là 2 thời điểm thích hợp nhất trong năm để nuôi tằm, vì những tháng này thời tiết mát mẻ, nhộng tằm phát triển rất tốt. – Con tằm bắt đầu nhả tơ từ 23-25 ngày và trải qua 4 lần lột xác.

  • Thức ăn chính của tằm là lá dâu, được trồng vùng đất có phù sa màu mỡ, không bị ô nhiễm.
  • Sau 3 tuần, tằm phát triển hoàn thiện, và ăn rất nhiều, lúc này tằm có màu vàng, bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.

Du khách thưởng thức màn biểu diễn kéo tơ (Ảnh: sưu tầm)

2.2 Làm kén, nhả tơ

Tằm nhả tơ từ ngoài vào trong để định hình tổ kén, trong 4 ngày liên tiếp, con tằm xoay cơ thể, nhả tơ quấn quanh mình tạo thành kén.

  • Tơ là một dạng sợi protein lỏng, nhớt, trong suốt do tuyến nước bọt của tằm tiết ra
  • Khi tiếp xúc với không khí chất lỏng này sẽ đông đặc lại tạo thành sợi tơ, và khi nhả hết tơ,
  • Tằm kiệt sức nằm yên trong kén, biến thành nhộng, lúc này có thể bắt đầu gỡ kén để đem đi ươm tơ.

Tằm tạo kén được 1 tuần, bắt đầu ươm tơ, phải được ươm hết trong vòng 5 ngày, nếu không nhộng tằm sẽ biến thành ngài và cắn lớp vỏ kén chui ra.

Cho kén vào nước sôi khuấy đều cho mềm và bong ra lớp vỏ ngoài, sau đó tìm liên kết của tơ và kéo 10 sợi tơ lại một, và quấn vào con quấn tơ chuyên dụng để kéo thành tơ thô.

2.3 Dệt lụa

Từ những sợi tơ thô được tạo ra, tiến hành quá trình dệt lụa, độ dày, mỏng của thành phẩm lụa sẽ phụ thuộc vào số lượng sợi xe.

2.4 Nhuộm Màu

Thành phẩm lụa được dệt ra, màu nguyên thủy của nó là màu trắng ngà của tơ, sau đó đem nhuộm màu theo yêu cầu và thị hiếu của thị trường.

Vải lụa có thể được nhuộm bằng các nguyên liệu tự nhiên từ vỏ cây, lá cây, các loại củ như củ nâu… , hoặc có thể là phẩm màu công nghiệp.

2.5 Công dụng của vải lụa Mã Châu

Lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu, có những đặc tính mà các vải lụa công nghiệp không thể có được, đó là: thoát nhiệt, thoát ẩm, chống hôi, chống độc tố.

3. Đến làng lụa Mã Châu di chuyển như thế nào?

Làng Lụa Mã Châu cách Hội An không xa, tầm 15,5 km, men theo quốc lộ 1A, đến thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên sẽ đến.

Nếu bạn xuất phát từ Đà Nẵng, chỉ việc đi theo đường quốc lộ 1A về hướng nam tầm 30.8km. Sau đó rẽ vào ngã 3 huyện Duy Xuyên theo tuyến đường Hùng Vương tầm 7 phút là sẽ đến nơi.

3.1 Phương tiện di chuyển đến làng lụa Mã Châu

Xe buýt công cộng: Hiện nay, đường đi đến làng lụa Mã Châu khá đẹp, bạn có thể đi các phương tiện công cộng như xe buýt tuyến: Nam Phước – Đà Nẵng và ngược lại.

Xe máy: Ngoài ra, bạn là người yêu thích ịch chuyển tự do và ngắm cảnh, xe máy sẽ là phương tiện tiện lợi nhất. Bạn có thể thuê xe máy tại Đà Nẵng hoặc Hội An tùy vào nơi lưu trú của bạn

Xe ô tô: Phương tiện nay khá phổ biến và giá rẽ hơn nếu đi từ 3-4 thành viên trở lên, bạn có thể đặt xe công nghệ hoặc các loại xe taxi có trên địa bàn.

4. Mua vải lụa Mã Châu ở đâu?

Đi du lịch Duy Xuyên, Quảng Nam, du khách đừng quên mua cho mình vài món đồ để làm quà cho người thân, bạn bè đồng nghiệp từ lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu: khăn choàng cổ,áo, váy, đầm…. Các sản phẩm lụa tơ tằm Mã Châu chất lượng cực đẹp, bền và tốt.

Ngoài ra, khi đi du lịch Quảng Nam, du khách nên cố gắng dành thời gian cho chuyến tham quan tour Cù lao chàm để trải nghiệm thêm cảm giác về với biển xanh, và mua các món quà đặc sản Cù Lao Chàm làm quà để góp phần làm cho chuyến đi thêm ý nghĩa nhé!

các sản phẩm của làng lụa Mã Châu được bày bán tại Hội An (Ảnh: sưu tầm)

5. Một số địa chỉ uy tín mua vải lụa Mã Châu

  • Lụa Mã Châu
    • 211 Trương Chí Cương, Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam
    • ĐT: 097 900 35 11
  • Silk Weaving
    • 90 Đường 3/2, Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam
    • ĐT: 0389 509 406
  • Silk Village Hội An
    • Nguyễn Tất Thành – Tp Hội An