Làng Gốm Thanh Hà Hội An

Kể từ ngày phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa thế giới”, Làng gốm Thanh Hà trở thành điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch Quảng Nam, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm làm nghề gốm.

Trải qua bao thăng trầm sóng gió của lịch sử, tưởng chừng như nghề gốm cũng dần rơi vào quên lãng, nhưng chính sự yêu nghề của các nghệ nhân có tâm đã làm sống lại một làng nghề truyền thống.

Công viên làng Gốm Thanh Hà Hội An (Ảnh: sưu tầm)

1. Lịch sử hình thành nên Làng gốm Thanh Hà?

Trước đây, làng gốm được hình thành tại làng Thanh Chiêm, sau đó đã dời về làng Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam như ngày hay. Trải qua bao biến cố lịch sử, làng nghề đã thịnh vượng và phát triển huy hoàng vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Với nhiều vật phẩm có giá trị để tiến Vua. Đây được xem là một vinh dự của cả làng, cũng chính vì lẽ đó nghề gốm được ưa chuộng và phát triển rộng khắp thời bấy giờ. Tính đến nay, làng gốm Thanh Hà cũng đã có lịch sử trên 500 năm.

Làng gốm Thanh Hà hiện giờ có khoảng 8 lò gốm, 35 thợ, trong đó có 10 thợ giỏi. Có 74 hộ với 455 lao động sản xuất gạch ngói, tập trung ở các khối 3, 4, 5 và 6 của khối Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam

2. Làng gốm Thanh Hà nằm ở đâu?

Làng gốm Thanh Hà nằm ven sông Hoài Hội An, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km. Nơi đây từng là khu buôn bán giao lưu đồ gốm nổi tiếng của người dân địa phương. Hiện giờ là điểm tham quan không thể thiếu trong chuyến hành trình phám phá Quảng Nam.

2.1 Đường đi đến làng gốm Thanh Hà

Hiện nay có 4 đường chính để đi đến Làng Gốm Thanh Hà Hội An

  • Đi từ Ngã 3 Lai Nghi hướng Điện Bàn đi xuống. Phù hợp cho các đoàn khách sau khi đi Mỹ Sơn về và tiếp tục tham quan Làng gồm Thanh Hà
  • Từ trung tâm phố cổ Hội An, đi thẳng theo đường Hùng Vương đến ngã 3 Thanh Hà, đi vào làng tầm 700m là đến nơi.
  • Từ đường biển Cửa Đại đi theo đường Hai Bà Trưng hướng từ Đà Nẵng vào. Rẽ phải tiếp đến đường 28 tháng 3 vào đường Duy Tân là đến nơi.
  • Xuất phát từ bến tàu Bạch Đằng Hội An, di chuyển bằng tàu gỗ đi dọc sông Thu Bồn tầm 20 phút là đến nơi, Nếu đi đường này nên kết hợp tham quan Làng Mộc Kim Bồng

Đến làng Gốm Thanh Hà bằng thuyền gỗ xuất phát từ bến Bạch Đằng Hội An (Ảnh: sưu tầm)

2.2 Đến làng gốm Thanh Hà bằng phương tiện gì?

Hiện tại, để di chuyển đến Làng Gồm Thanh Hà với rất nhiều phương tiện công cộng được phục vụ thường xuyên. Chúng tôi xin chia sẻ các phương tiện đơn giản đi đến làng gốm Thanh Hà như sau:

  • Xe taxi, xe cộng nghệ di chuyển từ trung tâm mất khoảng 50,000 – 70,000 vnđ
  • Xe máy với giá rẻ hơn, tầm 30,000 – 50,000 vnđ (bạn có thể thuê xe máy Hội An tự đi)
  • Xe xích lô chạy theo giờ, mỗi giờ tầm 150,000 vnđ/1 xe
  • Xe đạp là loại hình mà khách quốc tế rất thích di chuyển đến đây. Với giá thuê 50,000
  • vnđ /1 xe /1 ngày.
  • Xe điện Hội An là dịch vụ mới đưa vào phục vụ du khách. Trung bình 1 chuyến xe điện đến làng Thanh Hà 300,000 vnđ – 400,000 vnđ /1 xe/ 2 chiều.

2.3 Làng gốm Thanh Hà mở cửa lúc mấy giờ?

Không riêng gì làng gốm Thanh Hà, mà các điểm tham quan tại Hội An sẽ mở cửa vào lúc 08h00 buổi sáng và đóng cửa vào lúc 17h30 vào buổi chiều.

2.4 Đến làng gốm Thanh Hà vào thời gian nào?

Đẹp nhất: Mùa hè, nên đến làng gốm Thanh Hà vào buổi sáng, vi vu trên chiếc xe đạp, len lõi qua các con hẻm nhỏ với bụi tre, cây trúc… tham quan khám phá cuộc sống người người, nhà nhà đang nổi lửa đun lò và cho ra các sản phẩm gốm độc đáo.

Khách du lịch check in tại làng Gốm Thanh Hà Hội An (Ảnh: sưu tầm)

2.5 Lễ hội làng gốm Thanh Hà

Cứ đến ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân làng gốm Thanh Hà thường tổ chức lễ cúng tổ tiên, cầu mong tổ nghề phù hộ cho cả làng một năm mới bình an, tốt lành.

2.6 Công viên đất nung Thanh Hà Hội An

Làng gốm Thanh Hà là công viên đất nung gốm lớn nhất tại Việt Nam, nơi trưng bày triển lãm các tác phẩm nghệ thuật được làm bằng gốm. Với diện tích rộng hơn 6.500m và kinh phí xây dựng lên đến 22 tỷ đồng phục vụ cho khách tham quan du lịch

3. Cách làm ra sản phẩm gốm Thanh Hà như thế nào?

Để làm ra một sản phẩm gốm đặc trưng của làng Thanh Hà Hội An, phải trải qua các công đoạn công phu và ti mỉ từ khâu chọn chất liệu đến việc hình thành sản phẩm. Nào chúng ta cùng phám phá làm thế nào để có một sản phẩm ưng ý tại gốm Thanh Hà nhé.

Các công đoạn chế tác sản phẩm tại làng Gốm Thanh Hà Hội An (Ảnh: sưu tầm)

3.1 Lựa chọn nguyên liệu

Để cho sản phẩm có chất lượng tốt và độ bền lâu, việc chọn nguyên liệu khá kỹ càng. Đất sét được nhào nhuyễn, cắt mỏng 3 đến 4 lần, dùng sức đạp qua đạp lại nhiều lần để tăng độ liên kết.

3.2 Tạo hình và làm khô đất sét

Trước khi tạo hình, phải trao chuốt từng chi tiết dù là nhỏ nhất, do vậy cần đến hai người thực hiện.

  • Người thứ nhất, đứng 1 chân xuống đất, chân còn lại đạp bàn xoay.
  • Người thứ hai, lấy con đất đặt lên bàn xoay, cuốn thành hình kén sâu, dùng cái sò, vòng, giẻ thấm nước để tạo dáng sản phẩm.

Tạo hình xong sau đó đem ra phơi ngoài nắng. Gốm phơi khô sẽ mang vào dập hoa văn, trang trí theo đặc thù của làng gốm Thanh Hà Hội An.

3.4 Nung đất sét

Cho vào lò nung khoảng 7 – 8 giờ, khi khói đốt đã hết, bắt đầu đốt thật lớn cho đến độ thì nghỉ lửa. Sau đó mở cửa lò cho rộng để lò nung mau nguội, khoảng 12 giờ sau thì sản phẩm ra lò.

4. Giá vé Làng gốm Thanh Hà

  • Giá người lớn: 35.000 vnđ
  • Giá trẻ em: 15.000 vnđ
  • Vé được sử dụng trong ngày
  • Đoàn từ 08 khách trở lên
    • Miễn phí hướng dẫn
    • Liên hệ thuyết minh viên tại nơi bán vé.

Giá vé tham quan Công viên làng Gốm Thanh Hà Hội An (Ảnh: sưu tầm)

4.1 Giá vé bao gồm

  • Xem nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật tạo hình gốm
  • Tham quan tổ nghề gốm Miếu Nam Diêu
  • Tham quan di tích Đình Xuân Mỹ
  • Tự tay trổ tài làm gốm với sự giúp đỡ của nghệ nhân bản địa

4.2 Vé làng gốm Thanh Hà bao gồm hoạt động gì?

Tự tay nặn các sản phẩm đồ gốm yêu thích: Tạo hình gốm, tô màu hoặc trang trí những món đồ yêu thích theo ý mình.

Tham quan công viên đất nung Thanh Hà với bảo tàng gốm độc đáo bao gồm 2 khu riêng biệt

  • Khu tòa nhà úp – là nơi lưu giữ các hiện vật gốm thời xa xưa
  • Khu tòa nhà ngửa – là nơi triển lãm các sản phẩm gốm mới

Khách nước ngoài trải nghiệm làm đồ gốm tại làng Thanh Hà Hội An (Ảnh: sưu tầm)

Làng gốm Thanh Hà Hội An không chỉ là địa điểm du lịch làng nghề, mà còn là một bảo tàng sống, lưu giữ những tư liệu quý giá về nét đẹp truyền thống dân gian Hội An và cả dân tộc Việt Nam.

Du khách có thể cảm nhận được sự kết tinh và vẻ đẹp cùng giá trị trên từng sản phẩm, được thể hiện bản chất và tâm hồn của người thợ gốm. Vì vậy, khi đến với làng gốm Thanh Hà bạn đừng quên mua cho mình một sản phẩm lưu niệm tại nơi này nhé!