Thăm Miếu Tổ Nghề Yến ở Bãi Hương – Cù Lao Chàm

Đảo Cù Lao Chàm: Mệnh danh là hòn ngọc giữa biển Hội An, Quảng Nam. Nơi có cảnh quan thiên nhiên yên tĩnh, hoang sơ, và các giá trị lịch sử văn hóa lâu đời.

Trong hệ thống di tích lịch sử trên đảo, Miếu tổ nghề Yến Bãi Hương là một công trình tôn giáo quy mô cổ kính và độc đáo

1. Miếu tổ nghề Yến trên ở đâu trên đảo Cù Lao Chàm?

Miếu tọa lạc phía nam đảo của Bãi Hương, bên cạnh cây Kén di sản Việt Nam. Đây là một trong những điểm tham quan, du lịch hấp dẫn thu hút du khách mỗi khi tham gia tour Cù Lao Chàm

Miếu Tổ Nghề Yến ở Bãi Hương – Cù Lao Chàm

2. Miếu tổ nghề Yến được xây dựng vào thời gian nào?

Theo các nguồn tư liệu còn để lại trên các khối bia đá, liễn còn lưu lại. Tương truyền Miếu tổ nghề Yến Cù Lao Chàm được xây dựng với quy mô lớn bởi ông Hồ Văn Hòa  vào năm 1848 của đầu thế kỷ 19 (năm Tự Đức nguyên niên).

Cây nánh và cây kén cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam.

3. Các công trình tiêu biểu bên trong Miếu tổ nghề Yến

Miếu tổ nghề Yến có hướng đối diện với biển, phía trước có ba cổng ra vào với các câu đối Hán Nôm. Bện cạnh là cây Kén đã rất lâu năm, và đã đã được công là cây di sản Việt Nam.

Đi vào bên trong sân miếu lát gạch lục giác, chính giữa với bức bình phong hình cuốn thư, bên ngoài với hoa văn hình hổ, bên trong là cảnh đảo và đàn chim yến vàng bay lượn.

Bình phong hình cuốn thư ở mặt ngoài

Bên trong miếu là hai ngôi nhà thông nhau lợp ngói âm dương kết hợp. Nếp thứ nhất hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu chồng rường giả thủ. Nếp thứ hai hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu khung cụi chính giữa rồi bắt quyết qua 4 mái.

Khu vực bàn thờ tổ tiên của Miếu tổ nghề Yến được lấy cảm hứng từ nghề khai thác tổ yến, cũng như các vị thần gắn liền với sông biển. Khám thờ được trang trí với nhiều họa tiết liên quan với các câu đối, vật phẩm bằng chữ Hán sơn son thếp vàng.

Bên trong là phong cảnh biển đảo và loài yến Cù Lao Chàm

Trên bức tường bên phải còn lưu lại tấm bia ghi nhớ công đức của các bậc tiền nhân và ca ngợi cảnh núi non hùng vĩ của đảo du lịch Cù Lao Chàm. Hiện nay trong miếu còn lưu giữ nhiều tấm bia ký và nhiều bức tranh có giá trị văn hóa cao.

Miếu được xây dựng quy mô vào đầu thế kỷ 19

4. Miếu tổ nghề Yến Cù Lao Chàm xếp hạng di tích quốc gia vào năm nào?

Miếu tổ nghề Yến Cù Lao Chàm nơi cung cấp các thông tin quý giá về kiến ​​trúc, nghệ thuật trang trí truyền thống của ngư dân xứ đảo.

Ngoài các giá trị nổi bật về mặc kiến ​​trúc, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa và khoa học. Miếu tổ nghề Yến Cù Lao Chàm được xếp hạng di tích văn hóa cấp quốc gia năm 2006.

Miếu đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia

5. Lễ hội giỗ tổ nghề yến Cù Lao Chàm vào thời gian nào?

Hàng năm, cứ đền ngày 10 tháng 3 âm lịch, các ngư dân làm nghề khai thác yến sào trên khắp cả nước tề tựu về đảo Cù Lao Chàm để cúng tổ nghề yến, và tỏ lòng thành kính với tổ tiên đã có công khai phá, phát triển nghề yến.

Một góc khuôn viên miếu

Đồng thời, đây cũng là lễ cầu phúc, bình an và một năm mới của ngư dân Bãi Hương. Cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no.