Review 5 Tiếc Mục Show Diễn Ký Ức Hội An

Ký ức Hội An là chương trình nghệ thuật độc nhất với sân khấu biểu diễn thực cảnh, đưa khán giả ngược dòng lịch sử của đô thị cổ Hội An vào thế kỷ 16 và 17, chứng kiến những thăng trầm của 400 năm lịch sử Hội An nằm trên cung đường tơ lụa huyền thoại trên biển.

Với ngôn ngữ chủ đạo là áo dài Việt Nam, kết hợp với công nghệ sân khấu và âm thanh ánh sáng hiện đại, cùng với sân khấu ngoài trời quy mô với diện tích lên đến 25.000 m2.

Công viên ấn tượng Hội An (Ảnh: sưu tầm)

Công viên ấn tượng Hội An (Ảnh: sưu tầm)

Show “Ký ức Hội An”, bạn sẽ không thể nào quên những hình cảnh động lại tiêu biểu như: Cô gái ngồi dệt vải, con đường ánh sáng dài như dãi lụa, hàng trăm cô gái với trang phục áo dài truyền thống…

Các màn biểu diễn trên sân khấu thực cảnh với nhiều phân đoạn hoành tráng như: Đám cưới công chúa Huyền Trân…như tái hiện lại một Hội An bình dị nổi tiếng trên bảng đồ thương cảng thế giới

1. Review 5 tiếc mục show ký ức Hội An

Nội dung chương trình biểu diễn được chia thành 5 phần, toàn bộ diễn biến trong 70 phút. Bắt đầu câu chuyện với cô gái dệt vải, dẫn dắt khán giả về những thời khắc lịch sử, những câu chuyện tình yêu liên quan đến vùng đất rộng hơn 4 thế kỷ. Quảng Nam với sự hối hả, nhộn nhịp và nét quyến rũ vốn có từ xa xưa của đô thị cổ này.

  • Hoài Niệm Hội An
  • Đám Cưới Công Chúa Huyền Trân
  • Vươn Ra Biển Lớn
  • Hội An Và Thời Kỳ Văn Hóa Giao Thương
  • Áo Dài Hội An

1.1 Hoài niệm Hội An

Tái hiện những khung cảnh chân thực, đời thường, cận cảnh của một Hội An xưa. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của dân số, khắc họa công việc hàng ngày của người dân thành phố cổ liên quan đến đánh cá, trồng lúa, làm thủ công…

1.2 Đám cưới Công Chúa Huyền Trân

Cảnh đầu tiên khắc họa về một bức tranh sinh động về cuộc sống hàng ngày của người dân Hội An. Ở tiết mục thứ hai, khán giả sẽ hiểu thêm về sự phát triển về văn hóa, chính trị và kinh tế của người Hội An xưa.

Việc vua Chăm cưới công chúa Huyền Trân cũng toát lên nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển này. Hàng trăm diễn viên diện trang phục lộng lẫy đã tái hiện lại cảnh tượng ngoạn mục với hình ảnh đoàn voi hùng vĩ diễu hành.

Đây được coi là một dấu mốc lịch sử trong văn hóa Hội An nói riêng và Đàng trong nói chung. Hình ảnh lễ cưới sang trọng, hoành tráng giữa công chúa Huyền Trân và vua Champa, “Hồi ức về Hội An” không chỉ khắc hoạ sâu sắc để khán giả hiểu hơn về điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa của Hội An trong thời kỳ Champa.

Đây cũng là hình ảnh chân thực nhất về một Hội An với nền kinh tế, thương mại sôi động nhất trong thế kỷ thứ 9 đến thế kỹ thứ 10 của vùng Chiêm Cảng – Lâm Ấp

1.3 Vươn ra biển lớn

Ở phần trình diễn thứ 3 này, Hội An như khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới. Đây là sự chuyển mình và biến Hội An thành một thương cảng quốc tế thịnh vượng nhất từ thế kỷ16 – 17.

Bằng cách mô tả câu chuyện tình yêu cảm động và lòng trung thủy của đôi nam nữ yêu nhau người Hội An. Với một nghề nghiệp hoàn toàn mới: Đó là một thủy thủ. Người thanh niên di chuyển hàng ngày cùng con con tàu chở hàng, họ bắt buộc phải chia xa và.

Một câu chuyện tình yêu cảm động, lấy đi bao nhiêu nước mắt. Cô gái sống trong sự khao khát và hoài niệm, mong chờ…. để rồi hóa đá, trông như những ngọn hoa đăng rực sáng lung lung trong đêm Hội An.

1.4 Hội An và thời kỳ văn hóa giao thương

Đến với màn trình diễn kết nối thế giới với thương cảng Quốc tế Hội An, đã truyền tải đến khán giả không khí nhộn nhịp, sôi động, như là một thông điệp của thương cảng quốc tế sầm uất nhất Đông Nam Á trong thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ 19.

Có thể nói, màn biểu diễn của “mang tên Bến Bờ” là một trong những điểm nhấn của show “Ký Ức Hội An”. Bến Bờ không chỉ lột tả cho khán giả cảm nhận một thương cảng Hội An với những ký ức vàng son, được chuẩn bị tỉ mỉ đến từng chi tiết từ tạo hình nhân vật, kỹ năng diễn xuất đến hiệu ứng âm thanh cũng khiến khán giả rất hết sức hài lòng.

Âm thanh hoà lẫn ánh sáng hiện đại, kết hợp với dàn diễn viên xuất sắc kết nối mọi thứ không hề rời rạc, thiếu logic mà ngược lại, chúng được kết hợp hài hòa một cách tự nhiên, giúp khán giả dễ dàng nắm bắt được thông điệp chính mà tác giả muốn truyền tải.

1.5 Áo Dài Hội An

Hội An là một trong những thành phố hiếm hoi, dù trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng vẫn giữ được gần như trọn vẹn những giá trị cổ nh cách đây hàng trăm năm. Đây chính là điều làm nên nét riêng biệt của Hội An, người dân nơi đây có quyền tự hào về giá trị vô giá này với bạn bè trên thế giới.

Chương trình biểu diễn tiếp tục là hồi kết “Hồi ức Hội An” với màn trình diễn áo dài truyền thống đan xen các công trình kiến trúc cổ liên quan đến vùng đất Hội An.

Trong không gian mang âm hưởng hiện đại, các cô gái đạp xe dọc theo con đường ánh sáng, khám phá mọi ngóc ngách của phố cổ, như muốn đưa khán giả trở về với cuộc sống hiện đại. Một Hội An cổ nh trầm mặc nhưng không kém phần năng động, hiện đại theo một phong cách khá riêng, nhẹ nhàng và đầy ắp sự tinh tế.