Cần Giờ khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn thế giới

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 1 trong 9 khu dự trữ sinh quyển đầu tiên tại Việt nam được Unesco công nhân vào năm 2000. Đã hơn 20 năm nay, rừng ngập mặn Cần Giờ nắm vững vai trò tấm phổi xanh che chở, bảo vệ các tỉnh thành trọng điểm phía Nam.

Trước chiến tranh, khu dự trữ Cần Giờ là rừng ngập mặn, cùng với hệ động thực vật phong phú. Nhưng đã bị bom đạn, chất độc tàn phá ác liệt trong cuộc kháng chiến chống giặc.

Cho đến năm 1978, khi sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh có hành động thiết thực để tái tạo trồng lại rừng. Với nhiệm vụ trồng và phục hồi gần như nguyên hiện trạng lên đến 31.000 ha cây cối và rừng thiên nhiên

Rừng ngập mặn Cần Giờ đầy đủ các điều kiện môi trường đặc biệt, chính là hệ sinh thái trung gian dưới nước kết hợp với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt cùng hệ sinh thái nước mặn với phù sa bù đắp bởi sông Đồng Nai. Nên hệ động thực vật nơi đây rất phong phú, có rất nhiều loại thực vật trở thành nguồn cung cấp thực phẩm chủ yêu. Ngoài ra Rừng ngập mặn Cần Giờ cũng là nơi cư trú, sinh sản của nhiều loài thủy sinh, cá và các loài động vật có xương sống khác.

Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, Rừng ngập mặn Cần Giờ đang được phục hồi nên cần sự quan tâm chăm sóc và bảo vệ để khu dự trữ này chắc chắn là khu dự trữ tốt nhất tại Việt Nam và thậm chí trên thế giới.

Khu sinh quyển Cần Giờ còn là địa điểm lý tưởng để nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. Nơi đây đã trở thành “lá phổi”của đô thị công nghiệp từ thượng nguồn sông Đồng Nai – Sài Gòn đổ ra biển biển, với chức năng chính là lọc sạch không khí và nước thải.

UNESCO đã công nhận khu rừng ngập mặn Cần Giờ vào khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vì nơi đây sở hữu hệ động thực vật đa dạng và phong phú có sức ảnh hưởng đến môi trường phía nam. Khu sinh quyễn Cần Giờ được công nhận là một trong những khu du lịch chính của phía nam Việt Nam.