Các Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới Tại Việt Nam Được Unesco Công Nhận

Khu dự trữ sinh quyển là danh hiệu cao quý, được UNESCO trao tặng dành cho các khu bảo tồn thiên nhiên với hệ động thực vật độc đáo. Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển thế giới là các khu vực của hệ sinh thái ven biển hoặc trên cạn, nhằm thúc đẩy các giải pháp hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển bền vững của khu vực đó, và được quốc tế công nhận.

Để đạt được danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới, các điểm được đề cử phải đáp ứng đủ 7 tiêu chí theo quy định tại Điều 4, Khung pháp lý của Mạng lưới toàn cầu các khu dự trữ sinh quyển thế giới được thông qua tại Đại hội đồng UNESCO năm 1995

Việt Nam, một đất nước rất may mắn đã được Unesco công nhận với 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tính đến thời điểm hiện, và đảo Cù Lao Chàm khá vinh dự đứng vị trí thứ 7 trong danh sách đó.

Những Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam được Unesco công nhận

  1. Cần Giờ khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn – Được công nhận vào năm 2000
  2. Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên – Được công nhận vào năm 2001
  3. Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà – Được công nhận vào năm 2004
  4. Châu thổ sông Hồng khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ba tỉnh ven biển (Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình) – Được công nhận vào năm 2004
  5. Kiên Giang khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo – Được công nhận vào năm 2006
  6. Khu dự trữ sinh quyển Miền tây Nghệ An – Được công nhận vào năm 2007
  7. Đảo du lịch Cù Lao Chàm (Quảng Nam) – Được công nhận vào tháng 05 năm 2009
  8. Mũi Cà Mau (Cà Mau) – Được công nhận vào tháng 05 năm 2009
  9. Langbian Khu dự trữ sinh quyển – Được công nhận vào năm 2015

Cần Giờ khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

Ngày 21/1/2000, Rừng ngập mặn Cần Giờ là điểm đầu tiên được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam, với đa số các loại động thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn .

Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, với tên gọi khác là Rừng Sác của một nhóm động thực vật trên cạn và dưới nước được hình thành trên các vùng châu thổ rộng từ sông Đồng Nai, Sài Gòn, và sông vàm cỏ đông, vàm Cỏ Tây.

Vườn quốc gia thiên nhiên Cát Tiên – Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Được mệnh danh lá phổi xanh của miền đông nam bộ, vào năm 2002, khu dự trữ sinh quyển Vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO chính thức đổi tên, Đồng Nai khu dự trữ sinh quyển được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Vườn quốc gia thiên nhiên Cát Tiên nằm trên địa bàn 3 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu, Cát Tiên, Bảo Lộc. Với tổng diện tích 71,920 ha, vườn quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đồng Nai và Bình Phước

Vườn quốc gia này có đặc điểm là rừng nhiệt đới, với đất thấp và luôn ẩm ướt. Vườn Cát Tiên, đặc biệt hơn khi hiện đang có và bảo tồn loài tê giác Java (một loài động vật hoang dã quý hiếm) sinh sống tại đây. .

Khu dự trữ sinh quyển – Đảo Cát Bà

Toạ lạc phía phía nam Vịnh Hạ Long, Quần đảo Cát Bà bao gồm 367 hòn đảo, cách bờ biển thành phố Hải Phòng 30 km và cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Đảo Cát Bà trực thuộc huyện đảo cùng tên của thành phố Hải Phòng.

Đảo Cát Bà là hòn đảo lớn nhất trong nhóm cụm đảo trên Vịnh Hạ Long, được mệnh danh là Đảo Ngọc. Theo truyền thuyết kể lại, xưa kia nơi này có những bà, những chị ở đây đứng ra lo liệu việc hậu cần tiếp sức cho tuyền tuyến đánh giặc. Các chị, các cô, các bà là lên gọi lệch của Cát Bà ngày nay.

Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào Năm 2004

Châu thổ sông Hồng khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ba tỉnh ven biển

Vào ngày 2 tháng 12 năm 2004, tại Việt Nam, Unesco công nhận đồng bằng Châu thổ sông Hồng là khu dự trữ sinh quyển thế giới

Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển ba tỉnh châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng là Thái Bình, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình.

Tổng diện tích của khu dự trữ sinh quyển sông Hồng là 105.558 ha. Bao gồm 66.256 ha đất ven biển, và 39.302 ha mặt biển, phân bổ trên 25 xã thuộc huyện Kim Sơn (Ninh Bình); Nghĩa Hưng (Nam Định); Thái Thụy (Thái Bình).

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Châu thổ sông Hồng chứa đựng các hoạt động kiến tạo về mặc địa chất, đa dạng về mặc sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu.

Kiên Giang khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo

Tại Paris Pháp, trong kỳ họp thứ 19 của Unesco diễn ra từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 27 tháng 10 năm 2006, đã công nhận Kiên Giang khu dự trữ ven biển, sinh quyển biển đảo thế giới.

Kiên Giang, khu dự trữ sinh quyển thế giới có diện tích trên 1,1 triệu ha, là khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong số 6 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam, đa dạng và phong phú về cảnh quan đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Miền tây Nghệ An khu dự trữ sinh quyển với Vườn quốc gia Pù Mát

Đây là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á với diện tích 1.303.285ha. Vào tháng 09 năm 2007 Khu dự trữ sinh quyển Miền tây Nghệ An chính thức được Unesco công nhận là khu sinh quyển thế giới.

Với sự kết nối của 3 vùng lõi của các Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo ra môi trường sống, duy trì đa dạng sinh học và cân bằng sống do các tác động của con người gây ra.

Khu dự trữ sinh quyển Đảo Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm là một xã đảo ở Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Khu bảo tồn quyền sinh vật thế giới vào năm 2009. Với trên 950 loại loài thuỷ sinh, rừng nguyên sinh và các hệ động thực vật sinh thái biển đã được bảo tồn. Đảo du lịch Cù Lao Chàm là địa điểm thu hút du khách du lịch, với vẻ hoang sơ thoáng mát cùng làng chài yên bình dưới những tán dừa thiên nhiên thơ mộng.

Với khí hậu mát mẻ quanh năm cùng hệ động thực vật phong phú, Cù Lao Chàm còn là địa điểm du lịch biển rất đặc biệt. Ngoài nguồn lợi thuỷ hải sản có giá trị cao như yến sào, bào ngư ra, Với hệ thống sinh thái biển như các rạn san hô ở vùng biển du lịch Cù Lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ nghiêm ngặt nhất.

Tháng 10 năm 2003, Khu bảo tồn thiên nhiên đảo Cù Lao Chàm được thành lập để bảo vệ các loài động vật hoang dã trên đảo, và trở thành 1 trong 15 khu bảo tồn biển của Việt Nam được công nhận vào năm 2007.

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (Cà Mau)

Vào tháng 05 năm 2009 Unesco công nhận cùng lúc 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới là Cà Mau và Cù Lao Chàm, Hội An.

Với diện tích diện tích 371.506 ha, khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau với nhiều hệ sinh thái đặc trưng tiêu biểu như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái rừng tràm, hệ sinh thái biển … Mỗi hệ sinh thái đều bảo tồn tài nguyên sinh vật, giàu tài nguyên địa chất có giá trị cao.

Vào ngày 2/11/2019, Biểu tượng hình con tàu được di chuyển đến đại điểm khách theo quyết định của tỉnh, nhưng vẫn nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Cà Mau. Vì vậy, con tàu sẽ được chuyển đến vị trí mới, đó là khu vực đầu kè ở Mũi Cà Mau để chống sạt lở.

Khu dự trữ sinh quyển Langbian

Langbian, đây là khu dự trữ sinh quyển thứ 9 của Việt Nam được thế giới cộng nhận vào ngày 27 vào ngày 9 tháng 6 năm 2015. Cũng là khu sinh quyển của vùng cao nguyên Việt Nam đầu tiên được công nhận

Với tổng diện tích 275.439 ha, khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbian thuộc phía Bắc, tỉnh Lâm Đồng. Nằm thuộc phía Nam Tây Nguyên Việt Nam, được đặt tên theo một ngọn núi cùng tên Langbian: Là môt câu chuyện tình lãng mạn của cặp đôi trai tài gái sắc giữa chàng Lang và nàng Biang, họ là những người dân tộc thiểu số đân tộc người K’Ho sống ở đây nhiều đời qua.

Với việc được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, sẽ giúp ích rất nhiều cho du lịch Đà Lạt phát triển nữa, bởi hệ sinh thái, thiên nhiên thuận lợi như khẳng định được thế mạnh tu hút khách du lịch của vùng đất này.