Thác Grăng Quảng Nam

Núi rừng Quảng Nam rất nổi tiếng với các điểm du lịch hoang sơ, trong lành, thu hút rất nhiều khách du khách đến tham quan. Nếu Đông Giang có đồi chè xanh bạt ngàn chân trời, thì trời Tây Giang lại có Đỉnh Quế làm say đắm lòng người. Còn đến Nam Giang với Thác Grăng đẹp tuyệt mỹ, được mệnh danh với “Vẻ đẹp thoát tục, thần tiên chốn nhân gian”.

Sự kết hợp hoàn hảo của ba điểm đến này, khiến du khách ngày càng hứng thú đến với du lịch rừng núi đất Quảng Nam.

1. Ý nghĩa sự ra đời tên Thác Grăng.

Theo người CaTu (Cơ Tu) thác Grăng là Đạ G’răng. “Đạ” có nghĩa là sông, “G’răng” nghĩa là suối, theo như thổ ngữ người Cơ Tu, Grăng có nghĩa là con cá chiên.

Hùng vĩ thác Grăng Nam Giang Quảng Nam (Ảnh: sưu tầm)

Hùng vĩ thác Grăng Nam Giang Quảng Nam (Ảnh: sưu tầm)

1.1 Thác Grăng trong truyền thuyết.

Thuyết truyền rằng, xưa kia nơi đây là con thác đẹp, và dưới chân thác có loài cá hiếm tên là cá G’răng (cá chiên).

Đều đặn sau 10 mùa rẫy, những con cá Grăng mạnh nhất phải vượt qua 3 thác nước để trở thành cá thần, làm được điều này thì cá G’răng mới sống sót và tồn tại

2. Thác Grăng ở đâu tại Quảng Nam?

Thác Grăng thuộc xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, là một cụm thác tam giác ba tầng, đẹp nhất vẫn là thác tầng 3 cao hơn 30 mét, lúc nào nước cũng tung bụi trắng xoá mù mịt do đổ từ trên cao xuống, nhìn từ xa như cô gái xõa tóc trắng trên những vách đá bám rêu như một nàng sơn nữ giữa rừng hoang.

Thác Grăng Quảng Nam (Ảnh: sưu tầm)

2.1 Lịch sử tên gọi thác G’răng ra đời

Năm ấy đến mùa vượt thác, nhưng lại gặp cơn lũ trái mùa kéo dài, khiến dòng thác trở nên hung dữ hơn. Những con cá g’răng dũng mãnh nhất, vẫn không thể nào vượt qua thác dữ mặc dù đã dùng hết sức bình sinh để vượt thác.. tất cả đều chết và xác cá g’răng trôi đầy bên bờ suối. Kể từ đó dân làng nơi đây gọi tên là thác G’răng.

2.2 Đường đi đến thác grăng, Nam Giang, Quảng Nam

Từ Đà Nẵng: Di chuyển theo hướng cầu Cẩm Lệ, theo biển chỉ dẫn về Ái Nghĩa, Thạnh Mỹ, sẽ qua Khe Lim. Tiếp tục chạy thẳng tới cổng chào, đi tiếp khoảng 2km là tới thác.

Từ Hội An: Đi theo quốc lộ 14D lên đường mòn Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Đắc Ôốc – Đắc Tà Oọc, di chuyển thêm khoảng 20 – 30 phút đến Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, rẽ theo bảng chỉ dẫn đến thác.

Khách du lich nước ngoài tham quan và tắm tại thác Grăng Quảng Nam (Ảnh: sưu tầm)

Khách du lich nước ngoài tham quan và tắm tại thác Grăng Quảng Nam (Ảnh: sưu tầm)ị

2.3 Đường lên thác Grăng

Đập vào mắt du khách là đoạn đường bộ với lan can, được tráng xi măng uốn lượn ven sườn đồi dẫn đến thác.

  • Đi tiếp là dốc sâu, đường khúc khuỷu và đoạn cuối đường được thay thế bằng những bậc thang.
  • Đến nơi, du khách sẽ ngỡ ngàng ngơ ngác với vẻ đẹp của thác đang hiện ra trước mắt, nghe được tiếng nước chảy róc rách vang vọng, tiếng nước đổ ầm ầm đẹp lung linh.

Cụm thác 3 tầng với nước chảy ào ạt ngày đêm, nước lọt qua những khe đá lớn nhỏ va vào đá tạo thành dòng suối.

Thác nước thứ 3, là đẹp nhất, hùng vĩ nhất, là nơi du khách dừng chân tham quan nhiều nhất sau một chặng đường dài.

Đường mòn dẫn lên thác Grăng Quảng Nam (Ảnh: sưu tầm)

Đường mòn dẫn lên thác Grăng Quảng Nam (Ảnh: sưu tầm)

2.4 Nên đi thác Grăng vào thời gian nào?

Mùa Hè: Thời điểm thích hợp nhất để đi thác grăng từ tháng 5 tới tháng 8.

  • Thời điểm này thời tiết nắng ráo, không bị trơn trợt, an toàn khi lên thác tham quan, ngắm cảnh.
  • Du khách sẽ chiêm ngưỡng được toàn bộ tam thác kỳ diệu, tầng thác nào cũng có những hồ nước mát rượi, trong vắt. Gió từ thượng nguồn thổi về mát mẻ, xua đi những mệt nhọc của chặng đường dài đến thác.

3. Đến thác Grăng có gì hấp dẫn?

Nam Giang được đánh giá là huyện miền núi Quảng Nam với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, các điểm du lịch nổi tiếng: Thác Grăng, nhà truyền thống huyện, nhóm múa Bà Xua, Hợp tác xã dệt thổ cẩm Za Ra, nhóm đời sống người Cơ Tu ở thôn Pà Rồng, nhóm nhạc cụ, nhóm đời sống người Cơ Tu thôn Pà Ting, Nấu ăn Cà Đăng, nấu ăn Pà Ia, đan lát, múa Pà Vả.

3.1 Vi vu tham quan núi rừng Nam Giang

Ở đây có núi, có cây, có thác, có suối, có bầu không khí trong lành, âm thanh xào xạc của cây cối giữa núi rừng, tiếng chim hót líu lo, nước suối chảy róc rách len vào từng khe đá, hoà cùng tiếng nước đổ ầm ầm từ trên thác cao…

Tất cả tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình, du khách tha hồ nghỉ ngơi, thoải mái vui chơi, dựng trại dã ngoại, thỏa thích tắm với dòng nước mát rượi của thác, khám phá những bí ẩn của núi rừng Trường Sơn đất Quảng.

Thiếu nữ dân tộc Cơ Tu Quảng Nam vui chơi, nghỉ ngơi bên thác Grăng (Ảnh: sưu tầm)

Thiếu nữ dân tộc Cơ Tu Quảng Nam vui chơi, nghỉ ngơi bên thác Grăng (Ảnh: sưu tầm)

3.2 Khám phá văn hoá Cơ Tu tại Quảng Nam

Du khách đừng quên ghé lại làng dệt thổ cẩm truyền thống của người Cơ, thưởng thức món cơm lam đặc trưng, những món ăn thơm ngon từ loài cá Grăng

Tận hưởng không khí rộn ràng của cồng chiêng cùng đồng bào nơi đây, say trong hơi men của rượu Tà Vạt (đặc sản của núi rừng Nam Giang, Quảng Nam).

4. Chuẩn bị gì khi đi du lịch thác Grăng

Để chuẩn bị cho chuyến đi thác Grăng Nam Giang Quảng Nam tốt nhất, chúng tôi xin chia sẻ những trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi như sau.

  • Túi du lịch hoặc ba lô du lịch
  • Trang phục leo núi, tắm suối (quần lững, áo thun)
  • Đồ tắm và khăn
  • Mang giày có độ bám và chống trơn trượt
  • Gậy đi rừng, đi núi
  • Dụng cụ cá nhân cần thiết
  • Trang thiết bị y tế, các loại thuốc chống con trùng
  • Các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẳn
  • Nước suối đóng chai

5. Những lưu ý khi đến thác Grăng

Đường đi đến thác nước Grăng Quảng Nam khá hiểm trở, với địa hình đồi núi nguy hiểm. Để có chuyến đi an toàn đến đến thác Grăng cùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất, Quý khách cần lưu ý những điểm sau:

  • Nên chọn thời gian phù hợp. Tốt nhất nên đi từ tháng 5 tới tháng 8.
  • Độ ẩm thấp nên tốt nhất nên di chuyển chậm.
  • Sử dụng giày đi núi có độ bám cao.
  • Hạn chế chạy nhảy, đùa giỡn khi di chuyển.
  • Tìm hiểu thông tin, tuyến đường trước khi đến.
  • Khi tắm suối phải có sự quan sát của bạn bè.
  • Hạn chế leo trèo lên các vách đá.
  • Mang theo túi y tế cá nhân là điều nên làm.
  • Nghiêm cấm đốt lửa dưới mọi hình thức.
  • Giử gìn vệ sinh chung.