Tìm Hiểu Nghề Săn Bắt Cua Đá Cù Lao Chàm
Đảo Cù Lao Chàm không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển. Mà còn có những món ngon đặc sản độc đáo như cua đá, hải sâm, bào ngư, cầu gai… Đặc biệt, cua đá Cù Lao Chàm là món ăn yêu thích của đa số khách du lịch.
Những năm gần đây, lượng khách tham gia tour du lịch Cù Lao Chàm ngày càng đông, nên việc tiêu thụ cua đá rất mạnh. Nhiều người săn lùng ráo riết ngày đêm khiến loài cua này có nguy cơ đối mặt với sự tuyệt chủng.
1. Cua đá đảo Cù Lao Chàm
Cua đá Cù Lao Chàm được mệnh danh là vua của các loại hải sản, bổ dưỡng chỉ xếp sau món Yến sao, với hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung canxi, là loại vitamin tốt nhất cho trẻ em và người lớn.
Từ xa xưa, theo những ngư dân sinh sống lâu năm trên đảo du lịch Cù Lao Chàm, cua đá là đặc sản rừng biển rất được ưa thích, ngư dân thường bắt về ăn như các loại hải sản khác trên đảo.
1.1 Hình dáng cua đá Cù Lao Chàm
Những con cua đá Cù Lao Chàm có thân màu tím, 2 càng một to và một nhỏ, chúng thường sống ở vùng núi cao và di chuyển đến sát bờ biển vào mùa mưa, đợi mưa lớn tìm để sinh sản, nên việc khai thác bị cấm vào thời điểm này.
1.2 Thời gian khai thác cua đá Cù Lao Chàm
Theo quy định, từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm là thời gian tốt nhất để bắt cua. Từ tháng 7 đến hết tháng 2 năm sau, cua trong thời ký sinh sản và phát triển nên sẽ cấm đánh bắt.
Những người hành nghề đánh bắt cua đá phải tuân theo quy định. Cua đá có chiều ngang trên 7 cm, không có trứng thì được phái khái thác. Những con nào không đạt tiêu chuẩn sẽ được giữ lại và thả về hoang dã. Nhà chức trách sẽ tịch thu, phạt tiền đối với những nhà hàng Cù Lao Chàm bán cua đá mà không có nhãn dán của đội khai thác.
1.3 Cách bắt cua đá Cù Lao Chàm
Theo người dân địa phương, việc săn cua đá nghe có vẻ đơn giản, nhưng khá vất vả khó khăn: Phải đi bộ, leo trèo, băng rừng, luồn lách trong hang động, cây cối rậm rạp hàng giờ đồng hồ đòi hỏi bạn phải có sức khỏe tốt.
Cua đá Cù Lao Chàm rất khỏe chạy rất nhanh, thường chỉ chui ra khỏi hang vào ban đêm để kiếm ăn. Đây cũng là thời gian tốt người dân đảo đi tìm bắt cua đá.
Loài cua này rất thông minh để bắt được chúng phải di chuyển rất khéo léo, nhẹ nhàng. Nếu cua nghe thấy tiếng động sẽ nhanh chóng trốn vào hang hoặc trèo lên cây để ẩn nấp, rất khó dể bắt chúng..
2. Dụng cụ bắt cua đá Cù Lao Chàm
Đồ nghề của thợ săn cua đá cũng tương đối đơn giản: Giỏ bắt cua, một chiếc đèn pin, một đôi găng tay để đề phòng cua kẹp … và điều quan trọng là sự quyết tâm, lòng gan dạ, dũng khí, vì cua đá chỉ sống ở các khu vực nguy hiểm nhất trên đảo Cù Lao Chàm.
Thanh sắt giúp cua không chui xuống lỗ, chỉ cần dùng tay bắt cua là có thể bắt được. Để điều khiển một con cua đang bò, người thợ săn ấn mạnh vào mai cua, sau đó dùng hai ngón tay nắm lấy ngang cua và cho vào túi
Bắt cua đá Cù Lao Chàm cần phải hết sức cẩn thận, nếu dùng cả bàn tay để bắt cua rất dễ bị kẹp. Một người bắt cua cho biết: Đi săn thấy 10 con cua mà bắt được 4 – 5 con là chuyên nghiệp lắm rồi
3. Công dụng cua đá Cù Lao Chàm
Thịt cua đá Cù Lao Chàm rất thơm ngon, gạch lúc nào cũng béo ngậy và có múi thơm của thuốc bắc. Đặc biệt, là đôi càng cua rất to, thịt nhiều và rất cứng.
Khác với cua và ghẹ biển, cua đá có rất nhiều gạch. Gạch cua có màu sẫm và mùi vị như các loại thuốc bắc, hơi đắng nhưng rất béo và có mùi thơm thảo mộc nồng nàn không có ở bất kỳ loại cua nào khác.
Theo bí quyết của người dân chuyên phục vụ tour ghép Cù Lao Chàm. Cua đá chỉ cần rửa sạch rồi hấp bia là cách chế biến nhanh nhất, vẫn giữ được độ thơm ngon khi thưởng thức.
Ngoài món hấp bia, khách tour Cù Lao Chàm 1 ngày còn “chế biển đổi món” cua đá thành nhiều món khác nhau hấp dẫn không kém: Cua đá rang muối, cua đá rang me, cua đá hấp sả, cua đá nấu bún… và các món ngon hấp dẫn khác