Đình Tiền Hiền Cù Lao Chàm – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia

Cù Lao Chàm tuy ở miền hải đảo xa xôi nhưng là vùng đất mang đậm văn hóa tín ngưỡng truyền thống Việt Nam biểu hiện qua hệ thống di tích qui mô. Bao đời nay, người dân nơi đây rất tự hào về những giá trị tài sản văn hóa của mình, với nhiều di tích thuộc các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, Ðại Việt, các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm. Trong đó, không thể không nhắc đến Đình Tiền Hiền đã được xếp hạng hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2006.

Đình Tiền Hiền

Đình Tiền Hiền Cù Lao Chàm hiện toạ lạc ở Xóm Giữa, thôn Bãi Làng trên khu đất sát chân núi hai bên là hai con suối nhỏ đã cạn dòng. Hiện nay, trong di tích không còn giữ được những cứ liệu về niên đại xây dựng của ngôi đình, nhưng qua điều tra những vị cao niên của làng thì đình được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 18 để thờ các bậc tiền Hiền, thảo Hiền có công lập làng xã ở Cù Lao Chàm, và phối thờ với những vị thần bảo trợ cư dân trong cuộc sống thường ngày.

Hiện toạ lạc ở Xóm Giữa, thôn Bãi Làng

Đây là một di tích có vai trò quan trọng trong hệ thống các di tích tín ngưỡng của các cư dân trên đảo Cù Lao Chàm nên di tích được xây dựng khá quy mô bề thế. Đình chủ yếu được xây dựng bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương như vôi, gạch, đá, san hô.

Đình được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 18

Kiến trúc đình kiểu cuốn vòm đặc trưng với tường bao quang xây bằng gạch, mái lợp âm dương và trang trí đề tài lưỡng long tranh châu hình rồng, lân. Trước đình là một khoảng sân rộng lát gạch đỏ, có bình phong lớn án ngữ, có cổng cao, trên tạo dáng hình bông sen

Kiến trúc đình kiểu cuốn vòm đặc trưng

Nội thất rộng, chia làm nhiều nếp và được trang trí các cặp câu đối Hán Nôm giàu giá trị về mặt văn học và các bức tranh, đề tài trang trí ý nghĩa. Các án thờ tại đình được trang trí công phu, rực rỡ các đề tài phong cảnh, hoa lá, đồ án bát bửu, cát tường, chim phượng, rồng,… và câu đối có nội dung ca tụng công đức các bậc tiền hiền, hậu hiền và các vị thần.

Trên bệ thờ chính gian giữa có ba bài vị ghi các thần hiệu của Phục Ba Tướng quân và một số thần liên quan đến nghề biển. Theo tài liệu, “Phục Ba Tướng quân” là tước vị do Vua phong tặng cho các Tướng có tài hàng hải hoặc giỏi chinh phục sóng gió.

Lễ cúng đình 6/6 âm lịch hằng năm được cư dân tổ chức long trọng nhầm tưởng nhớ công đức các vị tiền thân và cầu mong quốc thái dân an phòng điều thuận vũ.