Lễ hội Cầu Ngư Cù Lao Chàm tổ chức vào ngày nào?

Lễ hội Cầu Ngư Cù Lao Chàm tổ chức vào ngày nào? Lễ hội Cầu Ngư Cù Lao Chàm tổ chức vào ngày 3 và ngày 4 tháng 4 Âm lịnh hàng năm tại Bãi Làng, Xã Tân Hiệp, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam.

Du lịch Cù Lao Chàm, du khách không chỉ tận hưởng phong cảnh tuyệt đẹp với biển xanh cát trắng, nắng vàng. Mà du khách còn bị thu hút bởi những giá trị văn hóa tinh thần các hình thái văn hóa phi vật thể vẫn được bảo lưu sâu kín trong cuộc sống đời thường của các thế hệ cư dân vùng biển đảo. Đó là các lễ hội truyền thống tại xã đảo Cù Lao Chàm

LỄ CẦU NGƯ CÙ LAO CHÀM – HỘI AN

Việc tôn sùng thờ cúng cá Ông là tập tục rất lâu đời của hầu hết người dân vùng biển Việt Nam, có nơi nào có người dân làm nghề biển sinh sống, làm ăn thì nơi đó không thể không có các quan điểm của những người đánh cá cho rằng Cá Ông là vị thần biển có nhân tính, thường xuất hiện cứu vớt những người bị nạn trên biển. Là vị cứu tinh kịp thời của dân chúng làm ăn trên biển không may gặp nạn thì ra tay cứu giúp. Cũng xuất phát từ quan điểm đó trước khi chuẩn bị ra khơi đánh bắt vụ mùa, các ngư dân thường tổ chức lễ cúng tại lăng Ông gọi là Lễ Cầu Ngư.

Từ tổ chức lễ cúng Ông gọi là lễ hội cầu ngư được tổ chức khá trang nghiêm trong hai ngày là ngày 3 và 4 tháng 4 âm lịch sự. Tham gia của lễ cúng là hầu hết người dân sinh sống trên đảo cùng với du khách trong và ngoài nước. Các nghi thức cúng tế được diễn ra theo hình thức tế lễ truyền thống vốn có từ bao đời nay của địa phương. Ngày đầu tiên của lễ hội người dân tổ chức cúng tế, thờ tự theo nghi thức truyền thống mà người xưa để lại như: Hương án, thờ tự, cúng tế, đọc điếu, rước kiệu. Ngoài ra ngư dân còn đặt 1 chiếc thuyền lớn trang trí rất lộng lẩy các kiểu như tình cảm của ngư dân muốn gởi gắm đến vị cá Ông đã âm thầm hỗ trợ họ trong công việc.

Rước kiệu trong lễ hội Cầu Ngư Cù Lao Chàm 

Trong lễ phần tế ông Ngọc Linh vào sáng ngày hôm sau là kính lễ, trong lễ cúng bao giờ cũng có đọc văn tế của các cụ cao tuổi cư dân địa phương. Thông thường sau khi kết thúc để tế là phần hát chào bả trạo và các hoạt động thể thao vui chơi giải trí như bơi lội, đua thuyền, lắc thúng chai.

Mục đích chính của cúng Ông là trước khi ra khơi đánh bắt cầu mong mưa thuận, gió hòa, làm ăn bình an. Đồng thời gửi về nghề đánh cá ra khơi vào lộng được giao hòa, bình yên và mang về cuộc sống thân tình, được che. Những hoạt động này gắn liền với mối quan hệ mật thiết cảu ngư dân, với lễ hội cầu ngư đã trở thành nét đẹp văn hóa của các cư dân Cù Lao Chàm. Làm cho văn hóa dân gian truyền thống này đã trở thành trải nghiệm vô cùng độc đáo cho du khách khi đến tham quan và du lịch tại đảo Cù Lao Chàm.