Đập Vĩnh Trinh Duy Xuyên Quảng Nam
Đập Vĩnh Trinh Quảng Nam địa danh ghi dấu nỗi đau thương da diết trong lịch sử quân và dân Duy Xuyên. Đây cũng là nơi nằm xuống của 37 cán bộ cách mạng và 1 thai nhi còn trong bụng mẹ.
Họ đã bị hy sinh một cách anh dũng trong thời kỳ kháng chiến, khi chế độ cầm quyền Ngô Đình Diệm đang ráo riết thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”.
1. Đập Vĩnh Trinh Duy Xuyên
Đập Vĩnh Trinh trước kia là một hồ nước, bốn bề núi đồi hoang vu, ít người qua lại và xa khu dân cư, là địa điểm để bọn Quốc dân đảng dưới chế độ Ngô Đình Diệm chọn là nơi hành quyết, phi tang chứng cứ những cán bộ cơ sở Duy Xuyên, Quảng Nam.
1.1 Vụ thảm sát lịch sử tại Đập Vĩnh Trinh
Cụ thể, vào 29 tháng chạp tết Ất Mùi năm 1955, theo thông báo thì các tù nhân (cán bộ cách mạng) sẽ được thả về nhà ăn tết cùng người thân vài ngày. Nhưng chờ mãi vẫn không thấy người thân trở về sum hợp trong ba ngày Tết.
Gia đình các nạn nhân chạy đến trại giam hỏi tin tức của chồng, cha, mẹ… bị giam giữ thì được bọn lính đáp trả: ” đã thả họ về trước tết”.
Vài ngày sau, người dân nhận được tin báo có nhiều xác chết nổi trên mặt hồ Vĩnh Trinh. Tổ chức và các nam thanh niên khỏe mạnh lặn xuống nước vớt xác.
Thật là đau lòng khi 37 xác người sình lên, đã bị thối rữa, tay chân bị trói, da thịt lở loét, tai, mũi bị cắt, mắt bị khoét, gương mặt đã bị biến dạng hoàn toàn, người thân không thể nhận ra.
1.2 Nhân chứng sống nói gì về thảm án Đập Vĩnh Trinh lịch sử
“Bọn chúng đã dã man: “lôi từng người bị trói ra khỏi xe, đánh vào đầu, vào sườn cho đến khi không thể cử động. Những tên khác dùng dao xẻo mũi, cắt tai, móc mắt, mổ bụng, moi gan… rồi đổ dầu đốt cháy da mặt từng người….. “.
Lợi dụng tình hình hổn loạn lúc ấy, Ông Lê Bài đã tẩu thoát, và ông là nạn nhân cuối cùng và duy nhất còn sống sót kể lại sự việc đau nhói cả tâm can này.
- Để phi tang chứng cứ, chúng đã bỏ từng xác người vào bao tải, thêm đá lớn và tránh xác nổi lên vào những ngày sau.
- Tại lòng hồ, chúng chuẩn bị một chiếc thuyền nan chờ lệnh chuyển xác đi vứt.
“Từng tốp người một đã bị chúng đem ra tàn sát dã man. Có đồng chí đã vùng vẫy, giật bay cuộn giẻ nhét trong miệng, thoát khỏi tay chúng và hô vang khẩu hiệu “đả đảo bọn giết người”, rồi nhảy xuống vực sâu của đập tự vẫn.
Người đó chính là đồng chí Tào Tri, nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến xã Duy Hòa, ông biết là không thể thoát khỏi bàn tay tàn bạo, dã man rợ của chúng, nên đã liều mình đứng lên.
Những hành động vô nhân tính, đáng câm phẩn, thủ đoạn tàn ác, dã man vô nhân đạo đó, đã được cơ sở của ta đưa đơn đến Ủy ban Quốc tế giám sát, yêu cầu điều tra làm rõ vụ việc và đưa ra trước dư luận thế giới.
2. Khu tưởng niệm Vĩnh Trinh
Sau ngày giải phóng năm 1985, huyện Duy Xuyên đã xây dựng khu tưởng niệm bên bờ đập Vĩnh Trinh để tưởng nhớ sự hy sinh của các chiến sỷ yêu nước.
2.1 Đài tưởng niệm Vĩnh Trinh
Đài tưởng niệm được xây bằng đá, thành bên ngoài mô phỏng cảnh giết người man rợ năm xưa. Bên trong là hồ nước hình vuông: nổi lên 37 hoa sen vừa nở, và một búp sen chưa kịp nở.
Có một tượng đài chiến sĩ cao hơn 10m ở góc trái lòng hồ, đứng hiên ngang, sừng sững, ngẩng cao đầu, hai tay bị trói sau lưng. Ở phía trước có một lư hương hình trái tim, và cuối cùng là tấm bia lớn ghi lại sự kiện đẫm máu này.
2.2 Ý nghĩa hoa sen đài tưởng niệm Vĩnh Trinh
37 Hoa sen tượng trưng cho 37 chiến sĩ kiên trung bất khuất và một búp sen chưa kịp nở tượng trưng cho một sinh linh đã hy sinh từ trong bụng mẹ.
3. Đập Vĩnh Trinh ở đâu?
Có cơ hội du lịch Quảng Nam, ngoài các điểm tham quan du lịch sinh thái như đảo Cù Lao Chàm, rừng dừa bẳy mẫu, hồ Phú Ninh du khách nên kết hợp các điểm tham quan hành trình di sản văn hoá: Di tích Vĩnh Trinh – Thánh Địa Mỹ Sơn – phố cổ Hội An, để tìm hiểu thêm về văn hoá lịch sử của các địa danh được UNESCO công nhận.
3.1 Di tích tượng đài Vĩnh Trinh
Di tích tượng đài Vĩnh Trinh toạ lạc tại xã Duy Hòa, Duy Xuyên, Quảng Nam. Cách Hội An khoảng 40 km.
3.2 Đường đi đến Di tích tượng đài Vĩnh Trinh
Từ Hội An: Dọc theo đường Trần Nhân Tông và Võ Chí Công, Duy Nghĩa. Đi thẳng đền Duy Nghĩa, theo hướng QL1A đến Nam Phước, rẽ đường Hùng Vương đi khoảng 15 km. Sau đó rẽ trái tại quán cà phê Anh Thư, ngang qua nghĩa trang liệt sĩ Duy Châu, đi khoảng 5km là đến.