Quả Dứa Dại Cù Lao Chàm Vị Thuốc Nam Quý Dành Cho Sức Khỏe
Đảo Cù Lao Chàm không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp quyến rũ của biển xanh cát trắng, mà còn có một loài thực vật rất phổ biến lâu nay ít được đề cập, ít được nhắc đến trong thơ ca đó là loài dứa dại. Dứa dại Cù Lao Chàm Loại cây mọc hoang len lỏi trên những địa hình cằn cỗi, khắc nhiệt nhất ở đất đảo, có tác dụng chắn sóng, và quý hơn nữa là làm thuốc chữa bệnh.
1. Cây dứa rừng Cù Lao Chàm
Dứa dại thuộc họ dứa dại (Pandanaceae) có tên khoa học (danh pháp khoa học: Pandarus tectorius Sol). Được gọi với nhiều tên gọi khác như dứa gai, dứa núi, dứa rừng, (phân biệt với lá dứa, hay dứa thơm)…
Dứa dại có chiều cao từ 3 – 4m, lá mọc ở đầu nhánh. Mép lá gai sắc nhọn, hình bản, chiều dài khoảng 1 – 2m. Bông mo có màu trắng, mọc đơn độc và có mùi thơm đặc trưng. Quả hình trứng, màu vàng cam, có cuống, bề mặt quả sần sùi.
2. Quả dứa rừng – Món quà ý nghĩa của Cù Lao Chàm
Chẳng biết gốc gác từ đâu mà cây dứa dại lại bén duyên và phát triển tươi tốt trên đảo Cù Lao Chàm. Có lẽ do nằm tách biệt với đất liền nên khí hậu trong lành hơn, là điều kiện thuận lợi để dứa dại mọc nhiều đến vậy.
2.1 Cây dứa dại mọc ở đâu?
Loài cây rất bình dị, mọc hoang, sừng sững giữa nắng và gió tựa như con người đất đảo luôn hiên ngang vươn lên giữa muôn vàn khắc nghiệt của cuộc sống. Nhiều nơi trên đảo, khắp các lối đi, ven những con đường bê tông qua Bãi Xếp, Bãi Hương là những hàng dứa dại nối đuôi nhau thẳng tắp.
Vào những ngày đầu hè, nếu bạn may mắn có thể bắt gặp trên những ngọn của cây dứa dại vài đóa hoa màu vàng nhạt chắc hẳn bạn sẽ không thể quên được mùi hương của chúng, một loài hoa với mùi hương thật khó tả phảng phất nhẹ nhàng như thoát ra từ muôn hoa thơm trái ngọt nơi hoang sơ kết tụ lại nơi đây.
2.2 Hình ảnh cây dứa rừng
Quả dứa dại có vị ngọt mùi thơm, màu vàng hoặc cam, nổi lên giữa những lùm dừa rừng màu xanh thẫm điểm thêm những đóa hoa thơm màu vàng nhạt nhú ra từ những ngọn dứa như tạo nên một bức tranh thiên nhiên đơn giản, dịu dàng mà lại đi sâu vào lòng người. Mỗi lần gió từ đại dương thổi vào làm lay động những chiếc lá đầy gai nhỏ như những bàn tay nhỏ vẫy chào du khách.
Trước đây, do chưa được để ý tới nên cây dứa dại vẫn còn là gì đó khá xa lạ với dân bản địa và du khách. Dần dà, khi biết được tác dụng, công năng của cây dứa dại trong việc chữa bệnh, người dân ở Cù Lao Chàm đã biết tận dụng khai thác.
2.3 Thu hoạch và chế biến quả dứa rừng
Ngày nay đã trở thành sản phẩm du lịch có giá trị tạo thêm việc làm, thu nhập. Thường thì vào mùa khô, mọi người lại rủ nhau đi hái quả về phơi khô, bán quanh năm. Thời gian gần đây, loại quả này đang được khách du lịch Cù Lao Chàm tiêu thụ rất mạnh, mua về sử dụng hoặc làm quà biếu cho người thân.
Để có được một ký quả dứa dại khô, người dân phải hái đến 5 quả tươi. Quá trình hái và bóc, tách quả, phơi khô khá công phu. Với mỗi ký, khách mua về sắc với nước uống được khoảng 4 lần. Được thiên nhiên ban tặng “dược phẩm quý” nên mọi người luôn cố gắng giữ gìn, khai thác hợp lý mặc dù nó là một loài cây mọc hoang.
3. Cây dứa dại có tác dụng gì cho sức khỏe?
Tác dụng của cây dứa dại đã được chứng minh trong y học cổ truyền và nghiên cứu khoa học hiện đại. Đây thật sự là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe, được sử dụng làm thành nhiều bài thuốc khác nhau. Vậy công dụng của dứa dại chữa bệnh gì? Tác dụng, cách chế biến như thế nào? Cùng tìm hiểu qua những thông tin sau để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này.
3.1 Tác dụng trong y học cổ truyền
Theo bộ sách “Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam” do GS.TS Đỗ Tất Lợi viết: “Dứa dại có tác dụng chữa bệnh và phòng trị bệnh gần như toàn cả cây. Các bộ phận của cây được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh và mỗi bộ phận sẽ có tính khác nhau:
- Rễ cây có tính mát
- Quả có tính bình
- Đọt non có tính hàn
- Hoa có tính lạnh
Dân gian thường sử dụng cây thuốc này để chữa một số bệnh lý:
- Quả dứa dại có tác dụng cường tâm, ích huyết, phá tích trệ, giải rượu độc, tiêu đờm và bổ tỳ vị.
- Hoa dứa dại có khả năng trừ thấp nhiệt, thanh nhiệt, cầm tiêu chảy do bị nhiệt đọc và lợi thủy.
- Đọt non giúp lương huyết, thanh nhiệt, sinh cơ, tán nhiệt độc, sinh cơ và chỉ huyết.
Ngoài ra, cây dứa dại còn có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh: cảm sốt, sỏi thận, thấp khớp, viêm đường tiết niệu, lòi dom, đinh râu…
3.2 Tác dụng trong nghiên cứu khoa học hiện đại
Trong nghiên cứu khoa học hiện đại, cây thuốc có chứa nhiều hoạt chất: tinh dầu, acetate, salicylate, aldehyd, alcohol, guaiaco…. Những dưỡng chất này có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan B, sỏi thận, tiêu đờm, bổ máu, giải độc, mộng mắt…
Rễ dứa dại có chứa Silymarin – hoạt chất có tác dụng bảo vệ tế bào gan khi bi virus tấn công. Ngoài ra, chúng kích thích quá trình tái tạo cấu trúc của những tế bào bị tổn thương, phá hủy, giúp cải thiện chức năng gan. Từ đó tác động tới việc điều trị men gan tăng cao và gan nhiễm mỡ.
4. Tác dụng chữa bệnh của cây dứa gai
Theo dân gian, có không ít những bài thuốc từ dược liệu này giúp điều trị bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến và được nhiều người áp dụng từ cây dứa dại.
4.1 Bài thuốc cây dứa dại chữa bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý thường gặp ở những đối tượng độ tuổi từ 30 trở lên. Sử dụng cây dứa dại sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20 – 30gr quả dứa dại.
- Các bước thực hiện:
- Rửa sạch quả dứa dại, thái nhỏ vừa phải rồi sấy hoặc phơi khô.
- Cho vào ấm cùng khoảng 500ml nước. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, đun khoảng 15 – 20 phút, khi nước chỉ còn lại 250ml và các dưỡng chất đã ngấm ra nước thì tắt bếp.
- Sử dụng thuốc trước khi ăn cơm và dùng khi còn nóng sẽ dễ uống hơn.
Với cách nấu nước cây dứa dại này, người bệnh cần kiên trì áp dụng 1 – 2 tháng để thấy được hiệu quả
4.2 Bài thuốc trị đau nhức do chấn thương
- Chuẩn bị: Rễ dứa dại.
- Thực hiện: Đem giã nát và đắp lên chỗ bị thương, sau đó cố định lại. Thay băng 1 lần/ ngày.
4.3 Bài thuốc trị ho do cảm mạo
- Chuẩn bị: Hoa dứa rừng 4 – 12g hoặc dùng quả dứa rừng 10 – 15g.
- Thực hiện: Đem sắc nước uống, dùng liên tục cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
4.4 Bài thuốc trị chứng phù thũng, tiểu buốt, tiểu ra sỏi, máu,…
- Chuẩn bị: Thân non của cây dứa dại 15 – 20g.
- Thực hiện: Sắc uống, dùng thay nước trà hằng ngày.
4.5 Bài thuốc trị vết loét sâu gây hoại tử xương
- Chuẩn bị: Đọt dứa dại.
- Thực hiện: Giã và đắp vào vết thương. Bài thuốc này có tác dụng hút mủ và tăng tốc độ hồi phục vết thương.
4.6 Bài thuốc trị bệnh lòi dom (bệnh trĩ)
- Chuẩn bị: Rễ và đọt non của cây dứa dại.
- Thực hiện: Giã và đắp lên búi trĩ liên tục trong vòng 30 ngày.
4.7 Bài thuốc giúp bổi bổ sức khỏe
- Chuẩn bị: Quả dứa rừng.
- Thực hiện: Thái lát mỏng và ngâm rượu uống.
4.8 Bài thuốc trị chứng say nắng và cảm nắng
- Chuẩn bị: Quả dứa rừng 10 – 15g.
- Thực hiện: Sắc uống.
4.9 Bài thuốc trị mắt sinh màng mộng khiến khả năng nhìn suy giảm
- Chuẩn bị: Quả dứa dại.
- Thực hiện: Đem ngâm với mật ong, mỗi ngày ăn 1 quả. Sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng.
4.10 Bài thuốc trị chứng kiết lỵ
- Chuẩn bị: Quả dứa rừng 30 – 60g.
- Thực hiện: Sắc uống.
4.11 Bài thuốc trị cảm lạnh
- Chuẩn bị: Tỏi, gừng và hành mỗi vị 20g, lá dứa dại 30g.
- Thực hiện: Sắc lấy nước uống và dùng khi thuốc còn nóng. Sau khi uống thuốc nên đắp kín chăn để người ra mồ hôi.
4.12 Bài thuốc trị viêm gan, xơ gan, cổ trướng, mất ngủ
- Chuẩn bị: Rễ cây dứa rừng.
- Thực hiện: Mỗi lần dùng 30g sắc uống, ngày dùng 2 lần.
4.13 Bài thuốc giúp thông tiểu và trị chứng tiểu ra sỏi
- Chuẩn bị: Rễ dứa thơm 15g, rễ dứa dại 12g và đọt non dứa dại 20g.
- Thực hiện: Dùng sắc uống hằng ngày.
4.14 Bài thuốc trị ho và giải nhiệt
- Chuẩn bị: Quả dứa dại 50g, nếu dùng quả tươi thì dùng 200g.
- Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
4.15 Bài thuốc trị sỏi thận
- Chuẩn bị: Kim tiền thảo 18g, hạt chuối hột 12g và hạt dứa dại 15g.
- Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Tóm lại, Dứa dại là một loại thuốc có tác dụng trị bí tiểu, tiểu khó, sỏi thận. Ngoài ra, nó có thể dùng trị cảm nắng và bồi bổ cơ thể.
Lưu ý lá của loài cây này có chứa độc tố. Những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.