Tượng Đài Mẹ Thứ Quảng Nam Niềm Tự Hào Dân Tộc Việt Nam Anh Hùng

Quảng Nam vùng đất anh hùng, nơi sản sinh ra nhiều chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh anh dũng để đất nước giành lại hòa bình cho tổ quốc. Không chỉ những người lính tham gia nơi chiến trường gian khổ mà còn các Mẹ Việt Nam anh hùng cũng đóng góp công lao to lớn cho sự thành công của lịch sử dân tộc.

Tượng đài mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Thứ

Tượng đài mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Thứ

1. Giới thiệu về tượng đài Mẹ Thứ

Tượng đài Mẹ Thứ là biểu tượng linh thiêng đại diện cho các bà mẹ Anh Hùng toạ lạc tại đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Di tích lịch sử này mang vẻ đẹp độc đáo với ý nghĩa thiêng liêng, uống nước nhớ nguồn, được xây dựng để tưởng nhớ đến công ơn các người mẹ Việt Nam anh hùng bất khuất.

Tượng đài Mẹ Thứ được xây dựng trên đỉnh núi Cấm quảng nam

Tượng đài Mẹ Thứ được xây dựng trên đỉnh núi Cấm Quảng Nam

1.1 Tượng đài Mẹ Thứ ở đâu?

Tượng đài Mẹ Thứ được xây dựng trên khu đất rộng 15ha tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, nơi chôn nhau cắt rốn cũng là nơi 12 lần Mẹ Thứ tiễn những người con, người cháu ra chiến trường mà không hẹn ngày trở lại.

Tượng đài mẹ Nguyễn Thị Thứ đại diện các mẹ Việt Nam Anh Hùng trên cả nước

Tượng đài mẹ Nguyễn Thị Thứ đại diện các mẹ Việt Nam Anh Hùng trên cả nước

1.2 Tượng đài Mẹ Thứ đại diện cho các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng

Mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Thứ, sinh năm 1904, theo chứng minh nhân dân của chế độ cũ của bà sinh năm 1902. Ngụ tại Xóm Rừng, thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Và mẹ Thứ mất vào ngày 10 tháng 12 năm 2010 tại Đà Nẵng đại thọ 106 tuổi.

Mẹ Thứ - Mẹ Việt Nam Anh Hùng một đời hy sinh vì tổ quốc

Mẹ Thứ – Mẹ Việt Nam Anh Hùng một đời hy sinh vì tổ quốc

1.2 Ý nghĩa tượng đài Mẹ Thứ Quảng Nam

Tượng đài Mẹ Thứ được xây dựng nguyên mẫu như lúc mẹ đang còn sống. Mẹ Thứ có tổng cộng 11 người con trong đó có 10 người con trai và 1 người con cả duy nhất, cùng 1 con rể và 2 cháu trai, đã lần lược hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Công trình văn hóa quốc gia Tượng đài Mẹ Thứ được phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng và kiến trúc sư Nguyễn Luận. Phía trước tượng là quảng trường Thiên với 30 ngọn đèn đá tượng trưng cho 30 năm mẹ chờ đợi ngày giải phóng quê hương.

2. Cuộc đời cống hiến vì tổ quốc của Mẹ Thứ

Nhiều người dân ở xã Điện Thắng còn nhớ mãi từng chi tiết về gia đình Mẹ Thứ. Gia đình mẹ đào hầm, địa đạo để nuôi giấu cán bộ. Hằng đêm, mẹ cũng chong đèn để báo hiệu an toàn cho cán bộ du kích yên tâm hoạt động.

2.1 Gia đình Mẹ Thứ

Khu vườn nhà mẹ rộng lắm với 5 tầng hầm bí mật, trong vườn cây cối xanh tươi cùng và mẹ nuôi 1 đàn bò như ngụy trang. Khi đã an toàn, mẹ nhẹ nhàng mở cửa hầm để có chút không khí để mọi người thở, khi cảm giá không an toàn mẹ giả vờ chăn bò để chỉnh sửa và bịt kín lối đi vào hầm. Hàng trăm cán bộ chiến sĩ, du kích được gia đình mẹ bảo vệ và chăm sóc

Gia đình tuy có vất vả nghèo khó, nhưng lòng yêu nước của mẹ bao la hơn biển trời. Khi đất nước lâm nguy, mẹ đã động viên các con tham gia chiến trường để bảo vệ tổ quốc. 

Buổi cơm của Mẹ ngồi đợi các con về ăn cùng!

Buổi cơm của Mẹ ngồi đợi các con về ăn cùng!

2.2 Sự hy sinh anh dũng của các người con Mẹ Thứ

Mẹ Thứ lấy chồng là ông Lê Tự Trị và có tổng cộng 11 người con, 1 con rể và 2 cháu ngoại, đều đã anh dũng huy sinh trên chiến trường tỏng công cuộc đấu tranh giành giữ hoà bình cho tổ quốc.

  • Con gái đầu lòng duy nhất của mẹ là Anh hùng liệt sỹ: Lê Thị Trị có chồng và có 2 con gái cũng là liệt sỹ

Ít có bà mẹ nào trên thế giới này chịu nhiều đau đớn và hy sinh vì tổ quốc như Mẹ Thứ. Trong công cuộc kháng chiến trường kỳ, mẹ đã nhận được 9 giấy báo tử của 8 người con trai và 1 người con gái, đồng thời nhận được tin con rể và 2 cháu ngoại lần lượt hy sinh. Quả là một sự mất mát không hề nhỏ.

  • Ngày 18/6/1948, con trai Lê Tự Xuyến bị quân Pháp bắn chết ngay đầu làng.
  • Nửa tháng sau, vào 5 tháng 10 năm 1948, con trai Lê Tự Hàn Anh hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
  • Mười ngày sau, em trai Lê Tự Hàn Em cũng hy sinh trong trận chống càn với quân xâm lược
  • Tháng 4 năm 1954, con trai 20 tuổi của mẹ là Lê Tự Lem hy sinh trong trận chiến tại quê nhà.

Trong vòng 6 năm, Mẹ Thứ đã mất đi 5 người con yêu quý của mình. Dù đau buồn nhưng mẹ vẫn khuyên các con khi trưởng thành phải ra trận để bảo vệ tổ quốc.

  • Tháng 9 năm 1966, con trai của Lê Tự Nự cũng hy sinh vì tổ quốc
  • Tiếp đến Năm 1972, hai con trai của mẹ là đồng chí Lê Tự Mười và đồng chí Lê Tự Trịnh lần lượt hy sinh
  • Vào Năm 1974, đồng chí Lê Tự Thịnh, đội trưởng bộ đội huyện Duy Xuyên hy sinh trong lần chỉ huy đơn vị đánh đồn giặc
  • Vào lúc 09 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, con trai Lê Tự Xuyên chiến sĩ biệt động Sài Gòn, cũng đã hy sinh tại cầu Rạch Chiếc Sài Gòn vài giờ trước khi đất nước hoàn toàn thống nhất.

Con rể của Mẹ Thứ là Ngô Tường (chồng của Mẹ Việt Nam Anh Hùng Lê Thị Trị) tham gia cách mạng, sau đó bị bắt và tra tấn đến năm 1956 cũng đã hy sinh vì tổ quốc.

  • Mẹ Thứ có hai cháu ngoại là con gái của mẹ Việt Nam Anh Hùng Lê Thị Trị) là Ngô Thị Diệu bị giặc Mỹ tra tấn và hy sinh vào tháng 8 năm 1970. Bà Ngô Thị Cúc hy sinh khi vào vùng địch hậu năm 1973 làm nhiệm vụ.

Năm 80 tuổi, Mẹ Thứ không còn nhìn thấy ánh sáng vì đôi mắt đã bị mù. Sống cùng con trai út Lê Tự Tân (tên thường gọi là Thận) cho đến khi bà mất vào ngày 10/12/2010, đại thọ 106 tuổi.

Sự mất mát, hy sinh của gia đình Mẹ Thứ không có giấy mực nào có thể diễn tả được thành lời. Nhiều cựu lãnh đạo vẫn truyền nhau câu chuyện: Có một đoàn khách nước ngoài đến thăm mẹ Thứ vào năm 1998, một cựu chiến binh Hàn Quốc đã hỏi mẹ: “Thưa bà, với quan niệm người Á Đông, con cái là phúc lộc, là tài sản. Khi người con thứ tư, thứ năm tử trận, tại sao bà vẫn tiếp tục động viên những người con khác ra mặt trận”?

Mẹ Thứ đã điềm tĩnh trả lời với nhà báo như sau: “Ở nước tôi, Cụ Hồ đã dạy là “Không có gì quý hơn độc lập tự do” nên cứ là người Việt Nam, trong đó có các con, các cháu tôi đều sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để giành lấy độc lập, tự do. Nếu còn chiến tranh, các con tôi, rồi cháu tôi vẫn sẽ tiếp tục ra trận để giành độc lập, tự do, bình yên mà hôm nay chúng tôi đang hưởng”.