Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau tận cùng tổ quốc

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau tận cùng tổ quốc, đã được Unesco công nhận cùng lúc với đảo Cù Lao Chàm vào ngày 26/5/2009 tại kỳ họp thứ 21 tổ chức tại ​đảo Jeju Hàn Quốc

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau với tổng diện tích thực tế là 371.506 ha, được phân chia thành 3 vùng chính: vùng lõi 17.329 ha, vùng đệm 43.309 ha và vùng chuyển tiếp 310.868 ha.

Trong vùng lõi được chia thành 3 khu vực nhỏ là:

  • Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
  • Vườn quốc gia U Minh Hạ
  • Khu bảo tồn Bờ Biển Tây

Với hệ sinh thái đặc trưng của sinh quyển Mũi Cà Mau như

  • Hệ sinh thái rừng ngập mặn
  • Hệ sinh thái rừng ngập nước đất ngập nước than bùn
  • Hệ sinh thái biển…

Mỗi hệ sinh thái đều được tổ chức thiên nhiên quốc tế bảo tồn nguyên vẹn, với đa dạng về tài nguyên dạng sinh học, cùng tài nguyên địa chất phong phú có giá trị cao.

Ngoài ra, vườn Quốc gia Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng nằm trong Kế hoạch Bảo tồn Đa dạng Sinh học Quốc gia của Việt Nam, chuyên nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Với hệ sinh thái vô cùng đa dạng, đặc biệt là hệ động thực vật rừng ngập mặn, vườn Quốc gia Cà Mau có nhiều loại động vật, bao gồm: Rùa, rắn, trăn, cua, cá nước mặn, ba khía, sóc … Hệ sinh thái, vườn Quốc gia là nơi thích hợp để phát triển một số loại hình du lịch. Nhất là du lịch sinh thái và du lịch nghiên cứu khoa học, khám phá thiên nhiên hoang dã kết hơp với các hoạt động vui chơi giải trí tại khu du lịch Công viên văn hóa Đất Mũi nằm trong khu dịch vụ du lịch Vườn quốc gia.

Ngày 02/11/2019, theo quyết định của tỉnh Cà Mau di chuyển biểu tượng con tàu nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới đến một địa điểm cao hơn, Vì nơi đây thường sãy ra ngập úng. Ngoài ra, cùng với việc xây dựng nhiều công trình biểu tượng như: Cột cờ Hà Nội, đền thờ Lạc Long Quân – Âu Cơ hay cột mốc cuối đường Hồ Chí Minh. Tạo thành cụm du lịch sinh thái dành cho khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu về vườn Quốc gia Cà Mau